Chia sẻ kinh nghiệm chọn rèm đẹp cửa cho căn nhà

Rèm cửa đẹp là một trong những vật dụng trang trí không thể thiếu trong các căn nhà hiện đại ngày nay. Rèm cửa không chỉ sử dụng để che nắng, tạo không gian riêng tư mà còn có tác dụng trang trí, nâng tầm thẩm mĩ cho căn nhà. Vậy làm thế nào để lựa chọn được những bộ rèm phù hợp nhất với ngôi nhà? Các bạn hãy tham khảo bài viết

1: Thế nào là một bộ rèm cửa đẹp

1.1: Phù hợp với không gian nội thất chung và thấm mĩ căn nhà

Trước khi chọn rèm đẹp, bạn cần xác định được phong cách nội thất mà bạn đang muốn hướng tới là gì? Hiện đại, cổ điển ….Nội thất trong căn phòng cùng rèm cửa phải cùng bộ là hỗ trợ lẫn nhau để tạo điểm nhấn nổi bật căn phòng.

Nếu nội thất và cách bày trí trong nhà theo phong cách hiện đại bạn nên chọn rèm cửa cùng màu với sơn tường và là rèm cửa đơn sắc, thiết kế đơn giản tinh tế giúp không gian trong phòng thoáng đãng mà vẫn sang trọng. Nếu theo phong cách cổ điển bạn nên chọn những mẫu rèm cửa có cùng màu và đậm hơn với sơn tường. Rèm cửa nên chọn loại gấm, họa tiết nổi, và phần khung diềm được trang trí cầu kỳ hơn. Như vậy không gian căn phòng sẽ sang trọng, đẳng cấp hơn.

1.2: Đáp ứng được nhu cầu sử dụng của gia chủ

Khi lựa chọn rèm cửa đẹp, ngoài vấn đề thẩm mĩ, bạn cần quan tâm đến công năng của rèm để đáp ứng được nhu cầu sử dụng của gia đình. Nếu bạn muốn dùng rèm để cản nắng, gió thì nên chọn những mẫu rèm dày dặn, tối màu có khả năng cản sáng tối đa. Nếu bạn muốn có ánh sáng nhưng vẫn đảm bảo không gian riêng tư thì những mẫu rèm mỏng, sáng màu là sự lựa chọn hợp lý nhất. Hoặc bạn có thể kết hợp cả hai bằng các mẫu rèm 2 lớp.

1.3: Chất liệu vải đẹp

Có rất nhiều chất liệu vải may rèm khác nhau: Cotton, thô, bố, linen, voan, lụa, gấm, Poly…..Mỗi chất liệu phù hợp với công năng riêng và phong cách rèm mà gia chủ muốn hướng tới. Rèm cửa là vị trí nổi bật trong căn phòng, thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng. Vì vậy, bạn nên chọn những chất liệu vải cao cấp, có độ bền cao. Nếu chọn vải mảnh hoặc dày nhưng kém chất lượng thì sau một thời gian ngắn sử dụng thì vải sẽ bạc màu, rách làm giảm đi chức năng chính là cản nắng và ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của nhà bạn.

2.1: Chọn loại rèm phù hợp

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại rèm với cấu tạo khác nhau phù hợp với nhiều nhu cầu sử dụng khác nhau. Sự đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng, chất liệu và màu sắc giúp chúng ta dễ dàng lựa chọn được bộ mành rèm để trang trí cho cửa số của ngôi nhà hay văn phòng. Các loại rèm trên thị trường hiện nay bao gồm:

Rèm vải buông

Rèm vải buông là rèm vải 1 lớp hay 2 lớp được máy theo kiểu định hình, u rê hoặc may ly khi may xong lớp vải được thả buông xuống theo chiều thẳng đứng tạo thành những lượt sóng và múi sóng nhìn rất bắt mắt. Rèm vải buông là loại rèm được dùng phổ biến trong việc trang trí cửa sổ lớn. Tính năng ưu việt của rèm vải buông là tạo không gian sang trọng, điểm nhấn cho ngôi nhà, giúp cản sáng cản nhiệt tốt. Trên thị trường có rất nhiều chất liệu như coton, gấm, nhung, linen(lanh), tơ tằm với cả nghìn mẫu mã, màu sắc và họa tiết khác nhau.

Cách lựa chọn rèm cho căn hộ chung cư
Lựa chọn rèm cho căn hộ chung cư cần lưu ý màu sắc, kích thước, kiểu dáng.

Rèm cuốn

Rèm cuốn có cấu tạo gồm 2 bộ phận đó là thanh cuốn và tấm rèm. Rèm cuốn là một trong những loại rèm cửa dùng để che chắn hoặc điều chỉnh ánh nắng chiếu từ bên ngoài vào không gian nội thất. Cơ chế hoạt động của nó tương tự như 1 chiếc cửa cuốn, có thể cuốn lên hoặc hạ xuống thấp khi cần để căn chỉnh độ sáng phù hợp cho không gian. Với thiết kế hiện đại, đơn giản không chiếm nhiều diện tích,rèm cuốn được sử dụng nhiều trong trang trí nhà cửa, văn phòng công ty…

Rèm cuốn được các văn phòng công ty ưa chuộng

Rèm sáo

Rèm sáo là loại rèm có thiết kế đơn giản, gồm nhiều lá rèm có bề rộng khoảng 2,5cm đến 6cm kết hợp với nhau bằng các dây dù, có khả năng xoay lật 180 độ để điều chỉnh ánh sáng theo ý muốn. Rèm sáo có thể được làm từ nhiều chất liệu khác nhau, nhưng phổ biến nhất vẫn là nhôm, gỗ và nhựa.

Rèo sáo gỗ ưu điểm vệ sinh dễ dàng

Rèm roman

Được làm từ một mảnh vải phẳng, một tấm rèm roman có một lớp lót được may vào mặt sau của vải để tạo thành một miếng vải kín. Và tấm vải này được nâng lên hạ xuống bằng chuỗi dây ròng rọc gắn trên đầu thanh. Khi nâng, vải tự động gấp và xếp chồng lên nhau, tạo ra một loạt các nếp gấp ngang gọn gàng. Khi đóng, hạ xuống, vải trở nên phẳng một lần nữa để che hoàn toàn cửa sổ. Các nếp gấp được tạo ra bằng cách chèn các thanh gỗ, kim loại hoặc nhựa mỏng, được gọi là ty, khớp với các đoạn vải. Hoặc chúng có thể được tạo bởi các cuộn băng được khâu ngang trên mặt sau của vải theo các khoảng cách đều nhau.

Một loạt các dây cách đều nhau trên chiều rộng của rèm roman và sau đó luồn dọc theo chiều dài của rèm. Khi rèm đã được luồn dây, nó được cố định vào thanh treo bằng kim loại hoặc gỗ. Các đầu dây được luồn qua các móc và được đưa sang bên phải hoặc bên trái của rèm giống như hệ thống ròng rọc.

Rèm cầu vồng

Rèm cầu vồng là một trong những kiểu rèm cuốn vô cùng độc đáo và hiện đại, có nguồn gốc xuất xứ từ Hàn Quốc. Có thể nói, rèm cầu vồng xuất hiện đã tạo nên một bước tiến mới về thiết kế của rèm cửa. Kiểu rèm này vừa có thể điều khiển để xoay, lật các bản rèm như rèm sáo nhôm lại vừa có thể cuộn lên như rèm cuốn. Rèm cầu vồng được dệt chủ yếu từ sợi polyester nhưng không phải dệt đều nhau mà dệt thành hai vân khác nhau. Vân sáng được dệt khá mỏng để cho ánh sáng xuyên qua, lấy ánh sáng tự nhiên khi cần thiết. Trong khi đó, vân tối được dệt dày dặn để ngăn chặn ánh nắng, giữ nhiệt trong căn phòng. Hai vân này được thiết kế đan xen nhau và có thể điều chỉnh song song hoặc so le nhau.

Rèm tổ ong

Rèm tổ ong là loại rèm đặc sắc, mới xuất hiện trên thị trường gần đây. Chất liệu được làm từ vải ép tráng dầu chống bụi. Với kết cấu khi buông xuống, hai mặt cắt ở hai bên có hình lục giác giống như các lỗ tổ ong, bên trong các lỗ là không khí nên có tác dụng cách nhiệt dưới sự chiếu sáng của mặt trời, hoặc giữ khí lạnh trong phòng khi bật điều hòa.

2.2: Chọn phong cách rèm

Nếu nội thất và cách bày trí trong nhà theo phong cách hiện đại bạn nên chọn rèm cửa cùng màu với sơn tường và là rèm cửa đơn sắc, thiết kế đơn giản tinh tế giúp không gian trong phòng thoáng đãng mà vẫn sang trọng. Nếu theo phong cách cổ điển bạn nên chọn những mẫu rèm cửa có cùng màu và đậm hơn với sơn tường. Rèm cửa nên chọn loại gấm, họa tiết nổi, và phần khung diềm được trang trí cầu kỳ hơn. Như vậy không gian căn phòng sẽ sang trọng, đẳng cấp hơn. Còn đối với các bạn trẻ muốn theo xu hướng trẻ trung và nổi bật nên chọn rèm có họa tiết hoa văn đa sắc màu, thiết kế phá cách, sử dụng từ 1 – 2 tông màu sẽ giúp căn phòng thêm phần sống động hơn.

2.3: Chọn chất liệu rèm đẹp

Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều chất liệu may rèm đẹp khác nhau. Chúng ta cùng điểm qua một số chất liệu cơ bản nhé:

Vải cotton

Cotton là loại vải được làm từ bông, khi thu hoạch những quả bông về ta lấy những sợi bông đó để dệt thành vải. Chất liệu này có thể được đan, dệt với độ dày, mịn, trọng lượng khác nhau. Vì được làm từ chất liệu tự nhiên có đặc tính mau khô, hút ẩm, tạo một sự thông thoáng, mát về mùa hè và ấm cho mùa đông nên ngoài việc dùng để may quần áo thì vải cotton còn để may chăn, ga, gối, rèm cửa,…..Khi sử dụng loại rèm vải này bạn phải chú ý và phải hiểu đặc tính của nó để bảo quản rèm cho tốt.

Vải bố/linen

Bố/linen là loại vải dày, thường là vải trơn, không có hoa văn, nhưng màu sắc đa dạng, có nhiều màu sắc từ màu nhạt đến màu đậm. Vải bố là loại vải sần sùi, không phải bóng mịn như các loại vải khác, tuy nhiên vải bố nhìn rất mộc mạc, mang một nét hiện đại, vì vậy vải bố rất thích hợp làm rèm cửa trong những không gian phòng hiện đại, những ngôi biệt thự theo kiểu phương Tây, đơn giản trong đường nét thiết kế, với các gam màu hay được lựa chọn là màu trắng, kem hay nâu vàng,…. Đó là một cách sử dụng sự tối giản trong trang trí nội thất nhưng cũng mang đến một nét riêng đặc thù mà không loại vải nào có được.

Rèm linen đang được ưa chuộng bởi sự đa dạng

Vải lụa

Được xem như là ông vua của các loại vải lụa là chất liệu vải có chất lượng tinh tế, đặc biệt là khi bạn sử dụng loại lụa dệt satin. Lụa là một loại vải mịn, mỏng được dệt bằng tơ với loại lụa tốt nhất được dệt từ tơ tằm. Những tấm lụa khi được phản chiếu ánh sáng vào với nhiều góc độ khác nhau sẽ tạo nên vẻ óng ánh, sang trọng đặc trưng.

Tuy nhiên, nhược điểm chính của lụa là nó có thể bị phá hủy nếu bị ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp trong thời gian dài và nó khá tốn kém.

Vải thô

Vải thô là loại vải được ưa chuộng nhất trên thị trường hiện nay, nó được dệt từ 3 lớp sợi cho nên tính năng cản sáng, cản nắng rất hữu hiệu. Đây là loại vải thường được dùng cho những căn phòng ngập tràn ánh sáng hay những căn phòng có cửa sổ hướng Tây.

Vải voan

Vải voan là từ sợi nhân tạo mềm mại, tạo cảm giác nhẹ nhàng bay bổng cho những người sử dụng. Từ chất liệu vải này sẽ tạo ra các ưu điểm cho mành vải voan là mỏng, rẻ hơn so với các loại rèm khác. Rèm vải voan không cản nắng 100% nhưng giúp giảm được độ gắt của ánh sáng khiến ánh sáng vào phòng dịu dàng hơn.

Vải nhung

Vải nhung nổi tiếng với sự dày dặn, mịn màng và khá nặng. Chính vì thế, vải được sử dụng rất nhiều trong những căn phòng chịu nhiều ánh sáng thiên nhiên. Bên cạnh đó, những căn phòng rộng rãi, người ta cũng ưu tiên sử dụng vải nhung. Cũng giống vải lụa, sử dụng rèm vải nhung rất thích hợp trong những căn phòng có phong cách tân cổ điển.

Hình ảnh rèm vải nhung thông tầng
Rèm vải nhung thường mang đến sự sang trọng

Ngoài những ưu điểm trên, vải nhung với sự dày dặn cũng được yêu thích bởi nhiều đặc tính khác. Vải có công dụng cách âm, giảm ồn tương đối tốt. Nhờ thế, căn phòng sẽ sự yên tĩnh, giúp bạn thư thái hơn.

2.4: Chọn màu sắc rèm đẹp

Để tạo nên một không gian hài hòa, nhẹ nhàng và cân đối thì bạn nên chọn màu rèm cửa sao cho phù hợp với màu sơn của tường. Nếu như màu sơn tường nhà bạn sẵn có đã là màu nổi thì bạn hãy chọn rèm cửa màu trung tính, đối nghịch lại với màu tường để làm dịu bớt đi không gian phòng, tạo sự nhẹ nhàng, thư thái. Rèm cửa màu trắng kết hợp được với cả 2 màu tường nóng và lạnh. Bạn có thể lựa chọn màu trắng ngà, trắng kem với những bức tường màu sắc ấm áp, màu trắng xám cho những bức tường sơn màu sắc mát mẻ. Bạn có thể lựa chọn vải một màu hoặc vải họa tiết nổi cùng tông cho cái nhìn trung lập. Trong phối màu, màu sắc được chia làm 3 nhóm: Đậm – Trung – Nhạt

  • Màu nhạt: (là những màu pha giữa màu trắng với các màu khác nhưng màu trắng chiếm đa số) như: màu trắng, xanh trắng, xám trắng, ngà…
  • Màu trung: (không đậm cũng không nhạt) như: xám, hồng…
  • Màu đậm: Màu đen, màu đỏ, lam đậm, vàng đậm

Chúng ta nên phối như sau:

  • Màu đậm với màu nhạt
  • Màu đậm với màu trung
  • Màu nhạt với màu trung

2.5: Chọn các phụ kiện đi kèm

Các phụ kiện rèm thông thường gồm có:.

Thanh treo rèm 

Thanh treo rèm là phụ kiện không thể thiếu của bộ rèm cửa. Thanh treo rèm không chỉ có công năng treo lớp vải rèm lên. Chọn thanh treo rèm phù hợp cũng là một cách để rèm cửa trở nên đẹp hơn.

 

Khoen rèm cửa

Khoen rèm cửa cũng là một phụ kiện rèm cửa không thể thiếu cho mỗi căn hộ. khoen rèm cũng có 2 loại nên các bạn chú ý. Tuy tính năng và công năng sử dụng của rèm cửa là như thế nào để các bạn có thể lựa chọn được mẫu khoen rèm cửa ưng ý nhất.

Dây cột rèm 

Có nhiều loại dây cột rèm bằng vải, dây thừng có quả, … Đối với những mẫu rèm cửa đơn giản, các bạn chỉ cần chọn một lớp vải nhỏ làm dây buộc. Rèm cổ điển, điệu đà thì các bạn nên chọn những chiếc đây rèm có quả chuông trang trí. Hoặc đơn giản hơn bạn chỉ cần một chiếc nơ xinh xắn.

3:  Chọn đơn vị may rèm đẹp uy tín

Hiện nay, Reu decor được biết đến là đơn vị cung cấp các mẫu rèm cửa đẹp, sang trọng. Ngay từ những ngày đầu thành lập, Reu decor đá lấy khách làm trung tâm, lấy chất lượng làm đầu. Chính vì thế, các loại vải may rèm cửa đều được thương hiệu lựa chọn tốt nhất. Công nghệ may rèm cũng đạt theo tiêu chuẩn Nhật Bản. Nhờ đó, Reu decor trở thành một trong những thương hiệu được tin dùng tại Việt Nam.

Reu decor luôn khẳng đinh thương hiệu “đỉnh cao” bằng việc đem đến cho người dùng những dịch vụ chu đáo nhất. Chúng tôi tin rằng, với sự tận tâm, tận lực của mình, chúng tôi sẽ làm bạn hài lòng.

THƯƠNG HIỆU REU DECOR

 

0